HƯƠNG T̀NH

Trong xóm tôi, ai cũng mến anh Tâm, bạn học chung lớp 12 với chị Hạnh của tôi. Ba mẹ anh mất sớm, anh sống với người chú ruột có đàn con đông.
Anh Tâm có đôi mắt to đen, gương mặt đẹp trai, luôn luôn điểm nụ cười tươi tắn. Tánh t́nh anh vui vẻ, cởi mở. Sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, nhưng anh vẫn vượt khó khăn, cố gắng lao động thêm dể có tiền tiếp tục học. Anh học rất giỏi, là lớp phó học tập của lớp 12/1. Ngoài giờ học, anh có thể làm bất cứ việc ǵ bà con trong xóm nhờ anh: gánh nước, chẻ củi, quét vôi, sơn cửa nhà...Ai cho bao nhiêu, anh để dành mua sách vở. Những ngày chủ nhật, anh đi làm cỏ mướn hay làm cu li trộn hồ, để phụ giúp chú mua gạo.
Sau những giờ học tập và làm việc vất vả, không ai ngờ con người, hai bàn tay chai cứng v́ lao động như anh lại có một tâm hồn rất nghệ sĩ. Mỗi lúc hoàng hôn buông xuống, anh thường ôm đàn guitar ngồi dưới gốc cây trứng cá trước sân nhà. Anh vừa đánh đàn, vừa hát những bản nhạc êm ái, làm rung động ḷng ngườị Ngón đàn điêu luyện của anh d́u dặt như một nghệ sĩ tài hoa, đă lôi cuốn tôi đến với anh. Tôi xin làm đệ tử học đàn. Thỉnh thoảng tôi nhờ anh giải những bài toán khó, những bài tập Anh văn hóc búa. Anh vui vẻ chỉ dạy tôi, không nệ hà khó nhọc. Nhờ anh, tôi học giỏi hơn lên và biết đàn hát đúng nhịp. Gia đ́nh tôi ai cũng mến anh, nhất là chị tôi.
Thời gian không êm đềm trôi như vậy măi. Một hôm, giông tố bỗng xảy ra:
Mẹ tôi xuất thân từ một gia đ́nh nho giáo, hấp thụ tư tưởng phong kiến, nên giáo fục chị em tôi theo chí hướng của mẹ. Ba tôi luôn luôn xem ư kiến của mẹ tôi là trên hết. Một hôm, cả nhà tôi phải về quê dự lễ cưới của cô út, nên bắt chị tôi nghỉ học trông nhà và chăm sóc đàn heo. Chiều hôm ấy, anh Tâm nhờ tôi đưa cho chị Hạnh hai quyển vở mà chị tôi nhờ anh chép bài hộ. Anh về rồi, mẹ bảo tôi đưa hai quyển vở cho mẹ. Mẹ mở ra, cẩn thận xem xét từ đầu đến cuối, không có ǵ...Mẹ lại mân mê cái b́a tập rồi đột ngột mở tờ giấy bông bao b́a khám xét. Một lá thư hồng rơi ra. Chúa ơi! Trong khi tôi thót ruột th́ mẹ thản nhiên ngồi đọc thư, rồi đùng đùng nổi giận. Mẹ bảo tôi ra kêu chị Hạnh đang tưới rau sau vườn, phải vào ngay mẹ bảo, khi tôi và chị Hạnh vào, không muốn để tôi nghe chuyện, nên mẹ đuổi khéo:
-Con ra đằng trước trông nhà đi Tuấn !
Mẹ rầy chị nho nhỏ, rất lâu. Tôi lắng tai nghe không được ǵ, chỉ khi mẹ lên giọng mới nghe rơ. Mẹ lập đi lập lại: "Nữ ngừa nam như ngừa rắn độc". Tôi ngạc nhiên, sao người xưa lại có quan niệm như thế nhỉ? Sau đó, tôi thấy chị tôi vừa nấu ăn vừa khóc.
Trưa hôm sau, mẹ tôi chờ sẵn trước cửa. Chị tôi đi học về đến nhà, một lát sau, anh Tâm về ngang là mẹ "mời" anh ấy vào nhà. Lần này, tôi nấp vào bên vách nh́n qua khe ván và lắng nghe, ḷng tôi hồi hộp và lo lắng cho anh. Mẹ tôi gằn giọng rồi cất tiếng nghiêm nghị như hỏi cung:
-Cháu viết thư này cho con Hạnh phải không?
-Dạ...phải(giọng anh run run)
-Cháu viết gửi cho nó bao nhiêu lá thư rồỉ
-Dạ..lá thư này là...thứ ba.
-Con Hạnh hồi âm cho cháu mấy lá thư rồi.
-Dạ không. Hạnh bảo là bận lắm, không trả lời cho cháu được...
-Hừ! Hai dứa trả lời ăn khớp nhau, nhưng tôi chưa hề tin đâụ Tôi tưởng cháu và các bạn trong nhóm học hành nghiêm túc, thật không ngờ cháu dám đem chuyện t́nh cảm mà quyến rũ con tôi!
-Thưa bác...
-Im đi! Cháu không cần biện hộ. Cháu hướng dẫn nhóm học rất tốt, sao lại suy nghĩ vẫn vơ. Làm sao cuối năm này, cháu và con Hạnh thi đậu tốt nghiệp được. Từ đây, tôi cấm cháu theo đuổi con tôi. Chưa có nghề nghiệp mà bày đặt yêu đương!...Lại c̣n làm thơ nữa!(Mẹ lên cao giọng). Tôi "mua đứt" con dường này, từ đây về sau cháu không được qua lại ngang đây nữa.
Tâm tṛn mắt nh́n mẹ tôi:
-Dạ thưa bác, cháu c̣n đi học ...Bác dạy cho cháu biết phải đi bằng đường nào để đến trường bây giờ?
H́nh như thấy ḿnh vô lư, mẹ dịu giọng lại:
-Ờ! Mà có đi học ngang qua dây, cháu phải đi qua thật nhanh phía đường bên kia và không được ḍm ngó con tôi, nhớ chưa?
Mẹ dựa lưng vào ghế nh́n ra cửa cất giọng rắn rỏi:
-Không cha không mẹ th́ lo học để mà lập thân, lại c̣n đèo bồng...con nít bây giờ ranh ma thật!
Anh Tâm chớp mắt, môi run run nhưng không nói được câu nào. Giọng mẹ tôi đanh lại, quả quyết:
-Nếu cháu c̣n theo đuổi con Hạnh, tôi sẽ cho nó nghỉ học, cháu biết chưa?...
Thế là từ đó, mỗi khi đi học ngang nhà tôi, anh Tâm phải chạy vụt qua ở lề bên kia đường, không dám nh́n qua nh́n lại. Rơ khổ cho anh!
Để chuẩn bị ngày lễ 26 tháng 3, lớp của chị tôi tập dợt văn nghệ chào mững ngày thành lập Đoàn. Các chị bạn ghé nhà rũ chị Hạnh đi. Mẹ tôi hỏi:
-Con Hạnh tŕnh diễn tiết mục ǵ?
-Dạ, hát và múa bác ạ! Hạnh hát hay lắm, giọng ca vàng của lớp tụi con đó.
-Ai đàn cho nó hát? Thằng Tâm phải không?
-Vâng, anh Tâm lớp phó học tập đàn giỏi lắm đó bác.
-C̣n múa th́ con Hạnh múa với aỉ
-Dạ, nhóm nữ chúng con có năm người cùng múa với năm bạn nam bài "Khúc ca Đồng Tháp". Bài này diễn cảnh cấy lúa, gặt lúa, đập lúa, phơi lúa nên cần có cả nam lẫn nữ mới vui, cô Chủ nhiệm bảo vậy.
-Vậy là thằng Tâm múa nữa phải không?
-Dạ có, anh Tâm múa giỏi và tự nhiên lắm đó bác.
-Thôi, thôi..các cháu nói với cô Chủ nhiệm kiếm đứa nào khác thay cho con Hạnh đi. Bác không cho con Hạnh đi múa, hát ǵ hết ráo. Công việc nhà làm c̣n không kịp, nó không đi được!
Mẹ tôi nói con gái không nên múa, hát như vậy, v́ ông bà ta đă dạy:"xướng ca vô loại". Hôm sau, cô Chủ nhiệm và tập thể lớp đề nghị chị tôi thi "nữ sinh thanh lịch". Mẹ tôi lại la ầm lên:
-Lối giáo dục bây giờ sao quá kỳ cục! Thôi, dẹp cái chuyện thi hoa hậu, hoa khôi thanh lịch ǵ dó đi. Bày đặt bẹo h́nh bẹo dạng, tŕnh diễn thời trang. Dạy con gái vậy là hỏng hết! Muốn đi học hay muốn nghỉ đó Hạnh? Khôn hồn th́ lo học để mà thi cử, đừng có lu bu nghe!
Thế là chị tôi không được tham dự một phong trào nào hết, phải bỏ hết những thú vui của tuổi học tṛ. Chị sống thu ḿnh như một...nữ tụ
Cuối năm, chị Hạnh và anh Tâm đều thi đỗ cao. Hoàn cảnh nghèo của anh Tâm không cho phép anh vào Đại học được. Chị tôi phải vâng lời ba mẹ đi...lấy chồng. Chị khóc sưng cả mắt, xin được tiếp tục học Đại học sư phạm. Chị càng van xin, mẹ tôi càng nghĩ chị và anh Tâm có t́nh ư với nhau và dứt khoát không cho. Mẹ bảo:
-Ba mẹ già rồi, có con gái trong nhà như "hũ mắm treo đầu giàn", chẳng biết ngày nào nó dứt dây đây! Chi bằng có chỗ xứng đáng th́ gả cho con nhờ tấm thân, mà ba mẹ cũng dỡ lo. Con gái mà ăn học chi cho cao, "Nữ sanh ngoại tộc", con gái lớn lên đều phải phụng sự bên chồng. Con phải nhớ "Áo mặc không qua khỏi đầu"...Gia đ́nh người ta cũng giàu có lắm đó.
Chị tôi khóc ngày khóc đêm. Ôi! T́nh yêu là cái ǵ? Sao tôi thấy nó đầy đắng cay và đau khổ Chắc sau này, tôi không dám để ư thương cô nào hết, v́ tôi sợ cô ấy có bà mẹ như mẹ của tôi!
Gia đ́nh bên chồng chị tôi ở Thốt Nốt, chuyên sống với ruộng vườn. Chồng chị được cưng chiều rất mực, nên ba mẹ tôi tin chắc rằng chị Hạnh sẽ dược cưng yêu không kém.
Gần ngày cưới của chị Hạnh, mẹ tôi mướn anh Tâm quét vôi, sơn cửa, trang trí lại pḥng khách để gián tiếp báo tin cho anh biết là chị tôi sắp lên xe hoa. Mẹ trả công anh rất hậu. Anh buồn rầu nhận lấy. Sau đó, anh gửi lại số tiền trong tấm thiệp mời rồi...ra đi. Có lần, tôi ra tỉnh gặp lại anh Tâm. Anh em tay bắt mặt mừng. Anh cho tôi biết anh đang học sửa xe Honda và hỏi thăm tôi về chị Hạnh. Tôi cho anh biết chị Hạnh chỉ dược phép về nhà nhân ngày giỗ và ngày Tết. Chị phải làm việc nhà chồng từ sáng đến tối không hở tay. Chồng chị lắm khi rượu chè say sưa. Mẹ chồng chị giàu có, nhưng khắc nghiệt và keo kiệt. Lần nào về nhà chị cũng khóc hết nước mắt, làm mẹ tôi cũng khóc theo. Tuy thế, mẹ vẫn dạy chị cố gắng chiều chuộng cho người ta thương, tṛn phận "dâu thảo, vợ hiền".
Một năm sau, anh Tâm về xă mở một chỗ sửa xe Honda ở gần chợ... Anh sửa chữa rất giỏi, nên không mấy khi rỗi rảnh. Dần dần, anh có vốn nên anh vừa sửa chữa và bán phụ tùng Honda. Tuy ban ngày làm việc vất vả, nhưng ban đêm, anh vẫn cùng tôi dến lớp học Anh văn luyện thi lấy bằng B. Anh em tôi học tập với tinh thần hăng say. Những lúc buồn buồn, hai anh em ngồi tâm sự, anh cho tôi xem nhiều bài thơ kỷ niệm đăng trên báo do anh và chị Hạnh sáng tác trước kia. Tôi hỏi:
_Anh có buồn mẹ em không? Anh có giận chị em không?
Anh cười và lắc đầu:
_Quan niệm xa xưa thường g̣ bó, cha mẹ trọn quyền quyết định cho con như vậy mà. Riêng Hạnh...anh c̣n thương hơn...càng lo cho Hạnh nhiều hơn.
Trong lúc anh Tâm may mắn th́ cuộc đời chị tôi càng tối tăm không lối thoát. Một hôm, chị trở về nhà chơi với thân xác gầy g̣, quần áo xốc xếch tả tơi, mặt mũi chỗ sưng chỗ bầm tím. Chị khóc và kể lại: "V́ cấn thai nên chị rất thèm dừa. Trước nhà, bà mẹ chồng có trồng cây dừa rất sai trái. Buổi trưa, làm việc mệt nhọc quá chị không nhịn thèm được nên bẻ một trái uống nước. Mẹ chồng chửi mắng chị :
-Đồ ăn hỗn ăn láo, vô giáo dục. Mầy về cho mẹ mầy dạy lại đi. Thằng chồng mày u mê không biết dạy vợ...." Cáu tiết, chồng chị đánh đập chị không tiếc tay cho mẹ hài ḷng. Than ôi! Chỉ v́ một quả dừa...
Chị tôi tên Hạnh nhưng cuộc đời thật bất hạnh. Hai năm trời vất vả làm dâu. Nhan sắc chị héo tàn. Chị tôi mất tất cả tuổi xuân đầy hoa mộng, v́ quyết định độc đoán của mẹ tôi. Ba mẹ tôi ân hận lắm v́ đă làm vỡ tan mộng ước được trở thành cô giáo dạy văn của chị... Ba mẹ thường thở dài, khi thấy chị âu sầu và t́m cách an ủi chị... Chị tôi nhất quyết ly hôn, ba mẹ tôi đều đồng ư. Mới 21 tuổi mà đă một lần dang dở! Chị tôi an tâm sống bên ba mẹ và em. Không bao giờ chị dám đi chợ, chị tránh gặp bạn bè, nhất là chị rất xấu hổ sợ gặp lại anh Tâm...!
*

Chiều nay, nghe tiếng xe Honda dừng trước cửa, tôi chạy ra. Anh Tâm đang khệ nệ xách vào một buồng dừa tươi. Mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên. Anh lễ phép:
_Thưa bác, bác cho phép cháu gửi biếu Hạnh buồng dừa dể Hạnh uống cho mát. Dừa nhà cháu sai lắm. Hết buồng dừa này cháu sẽ biếu buồng khác.
Anh cúi chào mẹ tôi rồi vội vă ra về. Tôi theo anh ra cổng. Lúc trở vào, mẹ nắm lấy tôi:
_Anh em tụi bây nói với nhau cái ǵ?
_Ơ...chuyện chuẩn bị thi lấy bằng B chứ có ǵ đâu mẹ
_Đừng dấu mẹ.. Đưa lá thư đây!
Tôi nhăn nhó, mẹ tḥ tay lên túi áo tôi lấy ra một phong thư. Tôi van nài:
_Mẹ ơi! Con van mẹ! Chị Hạnh khổ nhiều rồi mẹ à!
Mẹ trừng mắt nh́n tôi rồi mở thư ra. Đó là một tấm thiệp có hai dóa hồng nhung đỏ thắm dang nép sát vào nhau. Bên trong thiệp là những hàng chữ xanh chi chít.
_Không có kính ở đây...Đọc giùm mẹ đi Tuấn.
_Da....mà mẹ đừng có...
_Hừ! Thôi...đọc đi!
"Hạnh thương
Giông tố đă qua rồi, bầu trời lại xanh thắm trở lại. Anh mong Hạnh hăy lạc quan nh́n đời, v́ quanh Hạnh c̣n biết bao người thương yêu Hạnh. Riêng anh trước sau như một, anh vẫn xem Hạnh như thuở nào. Hăy đọc bài ca dao này để Hạnh hiểu được ḷng anh:
Ḿnh dối với ta ḿnh hăy c̣n son
Ta di ngang ngơ thấy con ḿnh ḅ,
Con ḿnh đầy trấu với tro,
Ta đi gánh nước tắm cho con ḿnh.
Con ḿnh vừa đẹp vừa xinh,
Một nửa giống ḿnh một nửa giống ta.

Hạnh c̣n trẻ lắm, hăy vui tươi và can đảm lên dể xây dựng lại cuộc đời. Rồi đây, trường Đại học Sư phạm sẽ đón chờ Hạnh. Anh hy vọng con Hạnh sẽ có cha và Hạnh sẽ thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo dạy văn ngày nào. Hương xưa c̣n đó, chẳng lẽ nào Hạnh nỡ lăng quên sao? Thân ái.
Người không bao giờ quên Hạnh.
Minh Tâm"

Tôi hồi hộp nh́n mẹ và xếp tấm thiệp bỏ vào phong thư trao lại cho mẹ, cầm phong thư, tay mẹ run run rồi đưa lại cho tôi:
_Con đem cái nầy đưa cho con Hạnh...chắc nó đang khóc sau hè...Mẹ hy vọng nó sẽ vui vẻ trở lại.
Rồi mẹ nói nhỏ hơn như thầm nói với chính ḷng ḿnh:
_Thằng Tâm ra đời sớm, chịu nhiều đau khổ, vất vả nên nó có ḷng vị tha, thương người. Mẹ dă già, đầu hai thứ tóc, nhưng ḷng mẹ không tốt được như nó, không cao thượng được như nó.
Tôi cười vui vẻ:
_Tấm ḷng vị tha, cao thượng của anh ấy xuất phát từ t́nh yêu chân thành đó mẹ.
Mẹ tôi gật đầu, nước mắt mẹ rưng rưng.
Trúc Oanh(Long Hậu - Đồng Tháp)

Xem Truyện khác

Come Back To Main Page